NGƯỜI CẢM CÚM HAY COVID-19 NÊN ĂN UỐNG GÌ? THỰC PHẨM VÀ THẢO DƯỢC NÀO LÀ TỐT
Rất nhiều thông tin và hướng dẫn cách ăn uống cũng như cách sử dụng thực phẩm và thảo dược cho người bị cảm cúm hay bệnh covid-19 hiện nay.
Cảm cúm và covid là một loại bệnh truyền nhiễm, xảy ra do sự tấn công của virus đến các cơ quan hô hấp của bạn, bao gồm mũi, cổ họng, phổi.
Phần lớn trường hợp cảm cúm và kể cả bệnh covid-19 có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tiến triển nặng hơn và phát sinh biến chứng, từ đó dẫn đến tử vong.
Khi cảm cúm xảy ra, bạn có thể sẽ cảm thấy chán ăn, mất khẩu vị. Do đó, việc ăn ít trong khoảng thời gian này hoàn toàn bình thường. Đặc biệt người bệnh covid-19 thường lo lắng và lo sợ, mất ngủ. làm giảm miễn dịch…
Điều này có thể khiến cơ thể hao hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, bị cảm cúm, covid nên ăn uống gì là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý. Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn giải cảm và cung cấp đủ năng lượng, cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể.
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục tại nhà để tăng tốc độ quá trình đẩy lùi cơn cảm cúm, covid-19 chẳng hạn như:
+ Nghỉ ngơi.
+ Hạn chế tiếp xúc với người khác nhiều nhất có thể. (tuân thủ 5K)
+ Duy trì thân nhiệt ổn định.
+ Ăn uống đủ dinh dưỡng
+ Uống đủ nước
+ Ngủ đủ giấc
+ Thường xuyên tập luyện
+ Tinh thần lạc quan
+ Tránh xa những thức uống chứa cồn như rượu, bia…
+ Bỏ thuốc lá.
Thêm vào đó, chú trọng vào vấn đề khi bị cảm cúm nên ăn gì cũng là một cách để bạn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tạo tiền đề cho việc khôi phục diễn ra thuận lợi hơn.
3. Người bị cảm cúm nên ăn uống gì?
Thực phẩm và các loại thảo dược là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vai trò của thực phẩm luôn quan trọng trong mọi trường hợp, kể cả khi bạn đang bị cảm cúm, dưới đây là một số thực phẩm nên ăn khi bị cảm cúm hoặc covid-19
3.1 Cháo hoặc súp gà
Súp gà đầy protein và chất sắt là câu trả lời tuyệt vời khi bạn thắc mắc sốt nên ăn gì để mau chóng hồi phục
Súp gà là sự kết hợp với một số thực phẩm và thảo dược giúp tăng sức đề kháng cho các bộ phận của cơ thể, và giúp dễ tiêu, dễ ngủ hơn.
Nguyên liệu:
+ 1 con gà (gà càng già, càng gầy thì càng tốt) giúp bổ khí, protein và chất sắt bổ máu…
+ 200 gam củ sen tươi ( giúp dễ ngủ …)
+ 50 gam gừng non ( giải cảm, ấm đường ruột…)
+ 2 Củ tỏi nguyên vỏ ( vệ sinh đường ruột, giải cảm, tăng miễn dịch…)
+ 15 quả táo tàu đen ( bổ thận…)
+ 15 quả táo tàu đỏ ( bổ tim..)
Cách làm:
Tất cả rữa sạch cho vào nồi bỏ 3 lít nước và hầm lửa nhỏ từ 2 đến 3 tiếng rồi lấy nước lèo cho gia vị làm súp gà ( đây là một món ăn bỗ dưỡng để phục hồi nhanh cho những người bị cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt siêu vi và kể cả bị covid-19… )
3.2 Canh thịt hoặc rau củ hầm
Bệnh cúm có thể dẫn đến hiện tượng sốt, ho, đau đầu, đau họng, mệt mỏi toàn thân … Khi bị sốt do bị cúm, chắc chắc bạn sẽ quan tâm đến việc sốt nên ăn gì. Món ăn bạn nên nghĩ đến đầu tiên là các món canh nhé.
Canh là món dễ ăn và dễ tiêu hóa. Do đó, đây chính là món ăn đứng đầu trong thực đơn dành cho người đang bị cảm cúm. Nguyên liệu dùng để nấu canh rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn từ thịt gà, thịt bò… cho đến rau xanh, củ, nấm, hành, hẹ…
Thêm vào đó, bạn cũng có thể thêm món canh vào thực đơn hàng ngày của mình kể từ khi triệu chứng phát sinh cho đến lúc bạn bình phục hoàn toàn.
Mặt khác, một chén canh nóng sốt, thơm ngon không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp bạn bổ sung nước, làm dịu cơn đau họng cũng như giảm nghẹt mũi.
3.3. Sữa chua
Sử dụng sữa chua khi bị cúm giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Theo kết quả từ một nghiên cứu trên chuột cho thấy, sữa chua không chỉ có khả năng xoa dịu cơn đau họng mà còn đóng vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, sữa chua cũng chứa một lượng protein thiết yếu cho cơ thể.
Chính vì những yếu tố trên, nếu bạn vẫn đang băn khoăn về vấn đề bị cảm cúm nên ăn gì, đừng ngần ngại thêm sữa chua vào thực đơn của mình nhé! Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý chọn những loại sữa chua không đường. Điều này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn hơn.
Còn với sữa, các bạn có thể thận trọng hơn và nên tránh các loại sữa chưa tiệt trùng vì có thể gây nguy hiểm cho những người có hệ miễn dịch yếu.
3.4. Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch, rất có lợi khi cơ thể đang bị cảm cúm
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khi sức khỏe của bạn không tốt, chẳng hạn như bạn đang bị cảm cúm, bổ sung vitamin C luôn là điều cần thiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn so với lượng vitamin C đến từ chất bổ sung. Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất, bao gồm: Dâu tây, Cà chua, Trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, cam…
3.5. Rau xanh
Thêm rau bina vào bữa ăn trong thời gian bị cảm cúm sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm vitamin
Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hoặc cải bó xôi), cải xoăn và những loại rau xanh khác cũng đóng vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ vào lượng vitamin C và vitamin E dồi dào ở chúng.
Bạn có thể dùng các loại rau xanh để nấu canh, làm rau trộn hoặc kết hợp với trái cây để tạo ra những món sinh tốngon lành. Bác sĩ cũng khuyến nghị bạn nên liên tục dùng các loại rau xanh trong suốt thời gian cảm cúm hoành hành.
3.6. Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu vitamin và chất xơ, cung cấp chất dinh dưỡng và giúp hạ nhiệt cơ thể. Đây là một trong những phương án cho thắc mắc sốt nên ăn gì
Súp lơ xanh hay bông cải xanh là một nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi bạn bị cúm. Ngoài vitamin C và E hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bông cải xanh còn giàu canxi và chất xơ.
3.7. Yến mạch
Cháo yến mạch cũng cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng khi bị cúm
Khi bạn bị ốm, một tô cháo yến mạch sẽ là lựa chọn hàng đầu. Tương tự các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, yến mạch cũng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như:
3.8 Vitamin E
Chất chống oxy hóa polyphenol
Chất xơ beta-glucan
3.9 Thức ăn có gia vị cay
Thức ăn cay nồng có thể giúp giải quyết tình trạng nghẹt mũi
Nghẹt mũi là dấu hiệu có thể phát sinh và kéo dài cho đến khi cơn cúm biến mất. Trong trường hợp này, bạn có thể giải quyết tình trạng nghẹt mũi nhờ một số loại gia vị cay nồng, ví dụ như tiêu hoặc ớt.
Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh ăn cay nếu bạn bị đau họng hoặc gặp vấn đề với dạ dày.
3.10. Nước dừa
Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa giàu chất điện giải, kali và glucose, sẽ bổ sung thêm năng lượng khi bạn bị sốt. Vì vậy, bạn nào còn băn khoăn sốt cao uống nước dừa được không thì hoàn toàn yên tẩm khi sử dụng loại nước trái cây ngọt ngào và mát lịm này nhé.
4. Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm
Có nhiều dược liệu trong tự nhiên rất phổ biến, dễ kiếm, được sử dụng như những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hãy bổ sung chúng vào khẩu phần ăn mỗi ngày hay chế biến thành những tách trà thảo dược để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng và điều trị cảm cúm, covid-19... hiệu quả cho bạn và gia đình.
》Xem viên uống Futasol hỗ trợ điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt rét..
》 Xem viên uống Pulmasol plus hỗ trợ điều trị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, phục hồi hệ hô hấp, hen suyễn...
Tỏi có tính kháng viêm, kháng vi rút hỗ trợ điều trị cảm cúm
4.1. Tỏi
Hầu hết ai cũng biết tỏi là một cực phẩm gia vị được sử dụng trong hầu hết mọi gia đình. Tỏi không chỉ là một thực phẩm ngon mà nó được coi như một loại thảo dược quý từ xa xưa. Các thành phần dược lý trong tỏi giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng khả năng đề kháng và miễn dịch giúp giải cảm và kháng vi rút (virus) cho cơ thể. Mỗi người nên dùng từ 2 gam đến 3 gam tỏi cho một bữa ăn.
• Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chỉ ra rằng tỏi tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào miễn dịch bảo vệ, có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi rút (virus) gây nên
• Ngoài ra, các nghiên cứu trên trong phòng thí nghiệm cũ hơn lưu ý rằng tỏi có thể có hoạt tính kháng vi rút (virus) chống lại bệnh cúm A và B, HIV, HSV-1, viêm phổi do vi rút (virus) và rhinovirus, nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường . Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại còn thiếu giữ liệu chính xác, cần được nghiên cứu bổ sung thêm…
4.2. Gừng
Gừng là loại thực phẩm hỗ trợ điều trị cảm cúm
Không thể phủ nhận rằng gừng là một loại thực phẩm làm gia vị rất thơm ngon mà nó còn là một loại thảo mộc được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Đặc biệt là điều trị trúng gió, cảm cúm và cảm lạnh…
• Ngoài ra, các hợp chất cụ thể trong gừng, chẳng hạn như gingerols và zingerone, đã được tìm thấy để ức chế sự nhân lên của vi rút và ngăn chặn vi rút (virus) xâm nhập vào tế bào vật chủ.
• Các sản phẩm từ gừng, chẳng hạn như elixirs, trà và kẹo ngậm, là những biện pháp tự nhiên phổ biến - và vì lý do chính đáng. Gừng đã được chứng minh là có hoạt tính kháng virus ấn tượng nhờ vào nồng độ cao của các hợp chất thực vật mạnh
• Nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh rằng chiết xuất gừng có tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại bệnh cúm gia cầm, RSV và calicivirus ở mèo (FCV), có thể so sánh với norovirus ở người
• Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng 1 gram gừng trở lên có thể điều trị thành công chứng buồn nôn
• Gừng cũng có đặc tính chống viêm mạnh và có thể giúp giảm đau
• Một nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ bị ung thư ruột kết cho thấy rằng 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày làm giảm các dấu hiệu viêm ruột kết giống như aspirin
• Ngoài ra gừng còn có khả năng kháng viêm giảm đau rất hiệu quả, bằng cách áp nước gừng nên vùng đau, những khối u, sưng có thể tiêu giảm.
4.3. Bạc hà
Bạc hà là loại thảo dược hỗ trợ điều trị cảm cúm
Bạc hà được biết là có chất kháng vi rút (virus) giải cảm mạnh mẽ và thường được thêm vào các loại trà, chiết xuất và cồn, thuốc để điều trị tự nhiên các bệnh nhiễm vi rút (virus), cảm cúm...
• Lá và tinh dầu của nó chứa các thành phần hoạt tính, bao gồm tinh dầu bạc hà và axit rosmarinic, có hoạt tính kháng vi rút (virus) và chống viêm, giải cảm.
• Trong một nghiên cứu trên ống nghiệm, chiết xuất lá bạc hà thể hiện hoạt tính kháng vi-rút mạnh mẽ chống lại vi rút (virus) hợp bào hô hấp (RSV) và làm giảm đáng kể mức độ của các hợp chất gây viêm.
• Chính vì vậy hãy bổ sung 1 ly trà bạc hà hàng ngày để tăng cường miễn dịch đồng thời giúp ích trong việc phòng cảm cúm đáng kể.
4.4. Húng quế
Húng quế kháng viêm, hỗ trợ giải cảm
Không chỉ là một loại rau thơm, gia vị có mùi và vị thơm ngon mà húng quế còn có rất nhiều hoạt tính dược liệu tốt cho sức khỏe.
• Có nhiều loại húng quế bao gồm cả các loại ngọt và thánh. Húng quế có thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng do vi rút (virus).
• Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất chiết xuất từ húng quế ngọt, bao gồm các hợp chất như apigenin và axit ursolic, có tác dụng mạnh chống lại vi rút (virus) herpes, viêm gan B và enterovirus.
• Húng quế, còn được gọi là tulsi, đã được chứng minh là làm tăng khả năng miễn dịch, có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi rút.
• Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 100 người trưởng thành khỏe mạnh, bổ sung 300 mg chiết xuất húng quế thánh đã làm tăng đáng kể mức độ tế bào T trợ giúp và tế bào tiêu diệt tự nhiên, cả hai đều là tế bào miễn dịch giúp bảo vệ và bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiễm virus vầ cảm cúm
4.5. Tía tô đất
Tía tô đất có tính kháng viêm, khuẩn và vi rút giải cảm
Tía tô đất là một loại cây thuộc họ chanh thường được sử dụng trong các loại trà và gia vị. Nó cũng được ca tụng vì chất lượng dược phẩm của nó.
Một số thành phần rất tốt cho sức khỏe như: Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.
• Chiết xuất từ cây tía tô đất là một nguồn tập trung các loại tinh dầu mạnh và các hợp chất thực vật có hoạt tính kháng vi rút, giúp ngừa bệnh cảm cúm.
• Nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng nó có tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại bệnh cúm gia cầm (cúm gia cầm), vi rút (virus) herpes, HIV-1 và enterovirus 71, có thể gây nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em
4.6. Thì là
Thì là có tính kháng viêm hỗ trợ điều trị cảm cúm
Thì là là một loại cây có vị cam thảo, có thể chống lại một số loại virus. Với các thành phần hóa học chính như: Vitamin C và chất xơ. Gần đây người ta còn cho rằng thì là có chứa một hoạt chất oxy hóa cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên động vật, chưa được thử nghiệm trên con người.
• Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất thì là có tác dụng kháng vi-rút mạnh đối với vi rút (virus) herpes và parainfluenza type-3 (PI-3), là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở gia súc ( tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy).
• Hơn nữa, trans-anethole, thành phần chính của tinh dầu thì là, đã chứng minh tác dụng kháng vi-rút mạnh mẽ chống lại vi rút (virus) herpes (tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy).
• Theo nghiên cứu trên động vật, thì là cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm viêm, điều này cũng có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi rút (virus) và giải cảm cúm.
4.7. Oregano
Oregano có tính kháng viêm, khuẩn và vi rút hỗ trợ điều trị cảm cúm
Một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy tinh dầu oregano giúp ngăn chặn sự phát triển của Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa , hai chủng vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng (tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy).
• Một nghiên cứu khác trên ống nghiệm cho thấy lá oregano có hiệu quả chống lại 23 loài vi khuẩn (tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy)
• Hơn nữa, một nghiên cứu trong ống nghiệm đã so sánh hoạt động kháng khuẩn, vi rút (virus) và hỗ trợ điều trị cảm cúm của tinh dầu oregano
• Nghiên cứu hiện tại chỉ giới hạn trong các nghiên cứu trong ống nghiệm đã sử dụng lượng đậm đặc của loại thảo mộc này. Do đó, cần nghiên cứu thêm để xác định xem những kết quả này có thể ảnh hưởng đến con người như thế nào
4.8. Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên có tính kháng viêm, hỗ trợ điều trị cảm cúm
Các nghiên cứu đã công bố cho thấy thành phần hóa học chính có trong xuyên tâm liên chủ yếu là các hợp chất nhóm diterpen lacton. Trong đó có thể kể đến một số chất tiêu biểu như: andrographolid, neoandrographolid, sndrographisid và bisandrographolid A, B, C và D. Ngoài ra, trong xuyên tâm liên còn chứa các dẫn xuất flavonoid nhóm flavon như andrographin, panicolin...
• Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc. So sánh về mặt tây y, xuyên tâm liên có nhiều tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, trị tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm gan siêu vi và viêm đường tiết niệu, vi rút (virus)...
• Tại Việt Nam, theo công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng, Bộ Y tế ban hành về việc sử dụng thuốc y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV, một số bài thuốc có sử dụng xuyên tâm liên như bài Ngân kiều tán và Ngân kiều tán gia giảm.
• Các bài thuốc này được sử dụng trong giai đoạn khởi phát của bệnh nhằm giải quyết một số triệu chứng như phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, cảm cúm...
• "Do đó, chúng ta có thể sử dụng xuyên tâm liên cho điều trị ở giai đoạn khởi phát của bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế là có cơ sở nhưng tất cả phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên ngành. Người dân không được tự ý sử dụng để tự điều trị nếu không có sự cho phép của chuyên gia y tế"
4.9. Bồ công anh
Bồ công anh có tính kháng viêm, hỗ trợ điều trị cảm cúm
Trong bồ công anh có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa này rất tốt cho cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp chống phá hủy tế bào gốc của cơ thể.
• Vitamin A giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh tăng cường sức khỏe làn da. Vitamin A là chất chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra vitamin A còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư.
• Bồ công anh có chứa nhiều vitamin A. Mỗi ngày uống một ly trà bồ công anh có thể cung cấp 100% vitamin A cho bạn.
• Hơn nữa, một nghiên cứu trên ống nghiệm ghi nhận rằng chiết xuất bồ công anh ức chế sự nhân lên của bệnh sốt xuất huyết một loại vi rút (virus) do muỗi truyền gây ra bệnh sốt xuất huyết. Căn bệnh này có thể gây tử vong, gây ra các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa và đau cơ
• Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ làm tăng miễn dịch và kháng viêm, kháng virus (vi rút), ngăn ngừa cảm cúm...
4.10. Kim ngân hoa
Kim ngân hoa hỗ trợ điều trị cảm cúm
Hoa kim ngân chứa các thành phần flavonoid: luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, tinh dầu, trong đó có α – pinen, hex -1 -en, geraniol, α – terpineol, eugenol, linalo, axít clorogenic…
• Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc kim ngân hoa giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn cũng như các loại nấm ngoài da, virus gây cảm cúm Spirochete…
• Tác dụng kháng viêm, kháng vi rút (virus), làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, tăng tác dụng thực bào của bạch cầu .
• Ngoài ra, dùng kim ngân hoa còn có tác dụng tốt với mắt, giúp chuyển hóa lipid, làm hạ cholesterol trong máu, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu, và nhiều căn bệnh khác…
4.11. Sài hồ
Sài hồ có tính kháng viêm, hỗ trợ điều trị cảm cúm
Trong Sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chất rượu gọi là Bupleurumola, phytosterola và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin
• Theo kết quả các công trình nghiên cứu thuốc có tác dụng: Giải nhiệt: trên thực nghiệm và lâm sàng đều được ghi nhận. An thần: giảm đau làm dịu đau tức sườn ngực, khai uất điều kinh. Kháng khuẩn: invitro có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao.
• Kháng virut: có tác dụng ức chế mạnh virut cúm và ức chế virut bại liệt. Tác dụng như corticoid kháng viêm. Bảo vệ gan và lợi mật. Hạ mỡ trong máu. Tác dụng tăng cường thể dịch và miễn dịch tế bào. Thuốc còn có tác dụng kháng virus viêm gan, vi rút (virus) viêm tủy týp I, vi trùng sốt rét.
• Sài hồ được dùng trị sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, cảm cúm, ngực bụng đều trướng, kinh nguyệt không đều.
4.12. Tảo xoắn
Tảo xoán hỗ trợ điều trị cảm cúm
Hàm lượng protein trong Spirulina thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56%-77% trọng lượng khô cao hơn 3 lần thịt bò, hơn 2 lần trong đậu tương...
• Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1 kg tảo xoắn Spirulina chứa 55 mg vitamin B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin B12, 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E, 4.000 mg caroten trong đó β-Caroten khoảng 1700 mg (tăng thêm 1000% so với cà rốt), 0,5 mg axít folic,inosit khoảng 500-1.000 mg)
• Phần lớn chất béo trong Spirulina là axít béo không no, trong đó axít linoleic 13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy trong các thực phẩm tự nhiên khác
• Tảo Spirulina có chứa phong phú các axít amin cần thiết như lysin, threonine… Hàm lượng khoáng chất và các nguyên tố vi lượng phong phú có thể phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu dinh dưỡng một cách hiệu quả, và cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho trẻ lười ăn. Tăng cường miễn dịch, kháng một số vi rút (virus) gây cảm cúm.
• Các nhà khoa học người Nhật nghiên cứu cho rằng người trung niên và người già dùng tảo Spirulina giúp phòng chống bệnh tật và thúc đẩy phục hồi sức khỏe, kháng vi rút (virus).
4.13. Cát cánh
Cát cánh hỗ trợ điều trị cảm cúm
Thành phần chủ yếu trong rễ cát cánh là các platycodin A, C, D, D2; các polygalacin D, D2; các sapogenin gồm platycodigenin và axit polygalacic.
Ngoài ra, cát cánh còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tanin.
• Các công dụng của cát cánh bao gồm: Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết l, hỗ trợ kháng viêm, kháng virus (vi rút) gây cảm cúm
• Theo tài liệu cổ, cây còn chữa tức ngực, đau ngực và ho ra máu
• Dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau.
• Ở Nhật Bản, dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt và một số bệnh khác
4.14. Kinh giới
Kinh giới có tính kháng viêm, hỗ trợ điều trị cảm cúm
Tác dụng của rau kinh giới đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Trong ẩm thực, lá cây kinh giới (rau kinh giới) là nguyên liệu làm dậy mùi hương vị của nhiều món ăn. Trong y học dân tộc, tác dụng rau kinh giới được tận dụng để chữa nhiều bện
• Tác dụng của rau kinh giới trị bệnh cảm cúm: Lúc thời tiết giao mùa, bạn dễ bị cảm, phong hàn. Khi đó, bạn hãy tận dụng công dụng của rau kinh giới để trị bệnh.
• Ngoài công dụng chống lại nhiều vi khuẩn, một số thử nghiệm cũng phát hiện ra rằng lá rau kinh giới và các thành phần liên quan cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số loại virus. Đặc biệt Thymol và Carvacrol là 2 hợp chất có liên quan đến đặc tính kháng vi rút (virus) của rau kinh giới.
• Một nghiên cứu từng thực hiện trong ống nghiệm cho thấy Carvacrol có trong rau kinh giới đã bất hoạt norovirus, một loại nhiễm virus gây tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày, chỉ trong vòng 1 giờ sau khi áp dụng. Ngoài ra, 2 chất này cũng đã bất hoạt 90% vi rút (virus) Herpes simplex chỉ trong vòng 1 giờ.
4.15. Cây cơm cháy
Quả cơm cháy hỗ trợ điều trị cảm cúm
Quả cơm cháy được chế biến thành nhiều loại sản phẩm, chẳng hạn như thuốc giảm đau và thuốc viên, được sử dụng để điều trị tự nhiên các bệnh nhiễm trùng do vi rút như cúm và cảm lạnh thông thường.
• Một nghiên cứu trên chuột xác định rằng nước ép cơm cháy cô đặc ngăn chặn sự nhân lên của vi rút (virus) cúm và cảm cúm, kích thích phản ứng của hệ miễn.
• Hơn nữa, trong một đánh giá của 4 nghiên cứu ở 200 người, các chất bổ sung từ quả cơm cháy đã được tìm thấy là làm giảm đáng kể các triệu chứng hô hấp trên do nhiễm vi rút (virus)
4.16. Nhân sâm
Nhân sâm hỗ trợ điều trị cảm cúm
Nhân sâm , có thể được tìm thấy trong các giống của Hàn Quốc và Mỹ, là rễ của các cây thuộc họ Panax . Được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó đã được chứng minh là có hiệu quả đặc biệt trong việc chống lại virus gây cảm cúm.
• Trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc đã cho thấy tác dụng đáng kể chống lại RSV, vi rút herpes và viêm gan A
• Ngoài ra, các hợp chất trong nhân sâm được gọi là ginsenosides có tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại bệnh viêm gan B, norovirus và coxsackievirus, có liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng - bao gồm nhiễm trùng não được gọi là viêm não màng não
4.17. Cam thảo
Cam thảo hỗ trợ điều trị cảm cúm
Cam thảo không chỉ được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm nhờ hương thơm và vị ngọt đặc trưng mà còn được sử dụng trong y học nhờ có một số tác dụng tích cực đến sức khỏe như:
• Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến Glycyrrhizin, liquiritigenin và glabridin chỉ là một số hoạt chất trong cam thảo có đặc tính kháng vi rút (virus) giải cảm mạnh mẽ (khai thác từ nhiều nguồn tin cây)
• Các nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh rằng chiết xuất rễ cam thảo có hiệu quả chống lại HIV, RSV, vi rút herpes và coronavirus liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV), nguyên nhân gây ra một loại viêm phổi nghiêm trọng. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cam thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
4.18. Hành tây
Hành tây hỗ trợ điều trị cảm cúm
Hành tây góp phần tạo hương vị cho món ăn và cung cấp hàm lượng calo ở mức tương đối. Hành tây ứng dụng nhiều trong y học vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin A, B, C, các khoáng chất (canxi, magie, kali, natri, phốt pho, selen) và những hợp chất hữu cơ như quercetin và lưu huỳnh.
• Hành tây có đặc tính kháng khuẩn mạnh, làm ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại như E. coli, S.aureus, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus cereus và Vibrio cholera.
• Hợp chất quercetin (chiết xuất từ hành tây) được chứng minh đã ức chế thành công sự phát triển của 2 loại vi khuẩn là Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra bệnh loét dạ dày và Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) gây nhiễm trùng ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp phá hủy được thành tế bào và màng của vi khuẩn E.coli và S.aureus
• Chữa viêm họng: Từ lâu, hành tây được coi là vị thuốc dân gian dùng để trị ho rất hiệu quả. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, do nhiệt độ thấp, nhiều người dễ bị viêm họng, sưng họng dẫn đến ho do cảm cúm.
• Giảm cảm: Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng, giúp mồ hôi và giải nhiệt nhanh. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, cắt vài lát hành tây bỏ vào trà rồi uống khi còn nóng sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.
4.19. Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương hỗ trợ điều trị cảm cúm
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tính dược liệu của cỏ xạ hương. Trong cỏ xạ hương có chứa thành phần gồm tinh dầu gồm thymol, borneol, carvacrol, geraniol,… Trong đó thymol chiếm đến 51,3% có hàm lượng tinh dầu nhiều trong các loại cùng Thymus.
• Nghiên cứu của Dantinox năm 1997 với 154 trẻ em (2 tháng – 14 tuổi) bị bệnh viêm phế quản điều trị bằng dịch chiết từ cỏ xạ hương trong 1 – 2 tuần cho thấy có tới 93% trẻ thuyên giảm bệnh rõ rệt.
• Tại Âu Mỹ, đặc biệt là Đức và Mỹ, chiết xuất của cỏ xạ hương được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh hô hấp, nhiều nhất là trẻ em. Dược liệu có tác dụng giảm ho, đau họng, viêm họng, khó thở, chữa viêm phế quản, ho gà, nhiễm trùng đường hô hấp,…
• Cỏ xạ hương chứa hàm lượng vitamin A, B, C cùng khoáng chất dồi dào giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút (virus) gây bệnh cảm cúm.
• Ngoài ra, trong dược liệu còn chứa các thành phần alcol, cacbua, tanin, acid saponosid, glycosid tan trong nước, lipid, protein, vitamin (A, B6, B12, C, D), khoáng chất (Na, K, Fe, Ca,…) và nhựa.
• Cỏ xạ hương có tác dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp…
4.20. Bạch quả
Bạch quả hỗ trợ điều trị cảm cúm
Thành phần hóa học của bạch quả khá đa dạng, trong nhân bạch quả, tinh bột chiếm tới 68%, còn lại là protein, chất béo và đường. Phần vỏ bạch quả có chứa axit ginkgolic, ginnol và bilobol.
• Ngoài ra, bên trong bạch quả còn chứa các hoạt chất quan trọng như Flavonoid và Terpenoid.
• Theo Đông y, bạch quả có tính ấm, vị ngọt đắng, có công dụng trị được nhiều loại bệnh rất hiệu quả như giúp lưu thông khí huyết, an thần, trị ho, đái buốt, mụn nhọt và nôn ói.
• Bạch quả có tính ấm, vị hơi ngọt đắng cần có thành công trong việc ích khí, ôn phế. Đối với người bị bệnh hen suyễn, ho, cảm cúm. viêm họng, đờm, cũng như tăng miễn dịch để chống lại tác nhân của vi khuẩn và vi rút (virus)...
• Khi dùng bạch quả để điều trị bệnh người ta có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác tạo nên những bài thuốc hay
4.21. Cây xô thơm
Xô thơm hỗ trợ điều trị cảm cúm
Cây xô thơm là một loại thảo mộc thơm từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh nhiễm vi rút, cảm cúm...
• Các đặc tính kháng vi-rút của cây xô thơm chủ yếu là do các hợp chất được gọi là safficinolide được tìm thấy trong lá và thân của cây.
• Nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại thảo mộc này có thể chống lại vi rút suy giảm miễn dịch ở người loại 1 (HIV-1), có thể dẫn đến bệnh AIDS. Trong một nghiên cứu, chiết xuất cây xô thơm ức chế đáng kể hoạt động của HIV bằng cách ngăn chặn vi rút (virus) xâm nhập vào các tế bào đích
4.22. Hương thảo
Hương thảo hỗ trợ điều trị cảm cúm
Hương thảo thường được sử dụng trong nấu ăn nhưng cũng có các ứng dụng chữa bệnh do chứa nhiều hợp chất thực vật, bao gồm cả axit oleanolic.
• Axit oleanolic đã thể hiện hoạt tính kháng vi-rút chống lại vi-rút herpes, HIV, cúm và viêm gan trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.
• Thêm vào đó, chiết xuất hương thảo đã chứng minh tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại vi rút (virus) herpes và viêm gan A, cảm cúm ...
4.23. Nghệ
Nghệ hỗ trợ điều trị cảm cúm
Nghệ là một gia vị trong ẩm thực nhưng nghệ còn là một vị thuốc rất quý. Củ nghệ có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc trưng nhất là hoạt chất curcumin.
• Curcumin là một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể chữa trị rất nhiều triệu chứng như: Diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng, tăng miễn dịch.
• Nghệ còn cung cấp khá nhiều vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt… và còn nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, cảm cúm
4.24. Sả
Sả có hỗ trợ điều trị cảm cúm
Cây sả có các thành phần chính như citronella, citra, geraniol và citronellol
Cây sả ngoài công dụng giúp làm tăng hương vị cho món ăn thêm phần đậm đà mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
• Các thành phần tự nhiên chứa trong nguyên liệu này không những giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt mà còn phòng ngừa ung thư
• Sát trùng: Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chi y khoa Braxin cho thấy, sả được sử dụng giống như một phương pháp điều trị nhiễm trùng khuẩn staph. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.
• Chống viêm: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho biết, các tinh chất chiết xuất từ sả chanh có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột, viêm hầu họng do khuẩn và vi rút gây cảm cúm, cảm lạnh
• Ngoài ra, sae còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp, phổi.
4.25. Riềng
Riềng hỗ trợ điều trị cảm cúm
Thân và rễ của riềng chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol và metylcinnamit. Trong riềng còn có chất dầu vị cay là galangol và các dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể là galangin, alpinin và kaempferin.
• Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol (Trung Dược Học).
• Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém, sốt rét, cúm do vi rút (virus): riềng củ, rửa sạch, thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần
4.26. Hoa cúc dại
Hoa cúc hỗ trợ điều trị cảm cúm
Ngoài việc dùng để trang trí, hoa cúc còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt.
Theo Health Benefits Times, trong 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 0,481 mg mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi.
• Bên cạnh đó, loài hoa này có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất nhựa và inulin,… Những thành phần hoạt tính này được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây và có nhiều công dụng đối với sức khoẻ:
• Hoa cúc có khả năng kháng viêm, kháng vi rút (virus) do đó đây có thể coi là phương thuốc thảo dược trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…
• Từ lâu, hoa cúc đã được sử dụng để làm thuốc. Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu.
4.27. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ hỗ trợ điều trị cảm cúm
Loại thảo dược này có vị ngọt và tính ẩm không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại công nhận những giá trị mà nó đem lại đối với sức khỏe của con người.
• Trong Đông y, hoàng kỳ được sử dụng để làm thuốc bổ khí, chữa trị viêm phế quản, trừ mụn độc, giúp bồi bổ cơ thể suy nhược, tốt cho tiêu hóa và bệnh ra mồ hôi, chân tay mỏi, kháng viêm, kháng vi rút (virus) cảm cúm... phụ nữ trong thời kỳ băng huyết, rong kinh…
• Với những người có máu xấu, hay bị mụn nhọt thì loại thảo dược này giúp cân bằng khí huyết, hút sạch mủ, đặc biệt điều trị được lở loét mãn tính, huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiêu chảy cấp và tiểu đường.
• Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, nếu cùng dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác dụng càng rõ.
Người bình thường sau khi cho uống nước sắc Hoàng kỳ thì IgM, IgE và cAMP trong máu tăng lên rõ, SIaA trong nước miếng giảm rõ.
4.28. Trái lựu
Quả lựu hỗ trợ điều trị cảm cúm
Trong lựu có chứa hàm lượng vitamin C, chất xơ và kali rất dồi dào, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường đề kháng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh. Bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn, vi rút (virus), cảm cúm.
• Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu kích thích các tế bào máu trắng hoạt động hiệu quả hơn. Nước lựu còn có tính kháng khuẩn, giúp làm giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.
4.29. Rau diếp cá
Diếp cá hỗ trợ điều trị cảm cúm
Rau diếp cá là một loại rau gia vị thường được dùng để ăn sống nhưng nó còn được được sử dụng như là một vị thuốc tuyệt vời trong điều trị bệnh.
• Rau diếp cá có thể hỗ trợ điều trị viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và tình trạng bất ổn ở đường hô hấp, cảm cúm.
• Người ta thường dùng rau diếp cá chữa bệnh nhiễm trùng vì nó có thành phần diệt khuẩn.
• Làm kháng sinh thảo dược: Theo nghiên cứu y khoa cho hay vì trong rau diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút (virus) như làm ức chế liên cầu, phế cầu, cầu vàng, e.coli,…
• Chữa bệnh phụ khoa và tăng cường sức khỏe sinh sản: Rau diếp cá chứa chất Folate và vitamin B giúp các chị em phụ nữ tránh được bệnh phụ khoa, hạn chế vô sinh và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong diếp cá có khả năng kích thích máu vận chuyển đến dương vật nhằm hỗ trợ điều trị bệnh rối loại cương dương ở nam giới.
• Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa: như chứa chất quercitrin giúp lợi tiểu, chất dioxy-flavonon có lợi để chữa bệnh trĩ,.…
• Rau diếp cá còn nhiều công dụng khác như: làm chắc thành mao mạch, lọc máu, sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt (ở trẻ), bị đau vú do tắc sữa (phụ nữ sau sinh), trị mụn nhọt (viêm)…
4.30. Quế
Quế có hỗ trợ điều trị cảm cúm
Thành phần quan trọng nhất trong loài cây này là tinh dầu. Nó có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và diệt virus.
Quế ở Việt Nam, tinh dầu chiếm khoảng 1–5%, trong đó có khoảng 95% aldehyd cinnamic.
• Đối với Tây y hay thị trường quốc tế, người ta thường căn cứ vào tỷ lệ tinh dầu có trong quế mà phân định loại tốt hay kém.
• Trong Tây y, thường dùng quế để kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
• Trong Đông y, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu, kháng viêm, vi rút (virus), hỗ trợ điều trị cảm cúm.
• Công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường…
• Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.
Tóm lại
Xung quanh chúng ta có rất nhiều thảo mộc, dược liệu cũng như các thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trong đó có rất nhiều cây cỏ thiên nhiên không chỉ là những thực phẩm bổ dưỡng mà nếu được kết hợp và sử dụng đúng cách sẽ phòng và trị được rất nhiều căn bệnh, đồng thời có tính dược lý rất cao trong việc kháng khuẩn và kháng các loại vi rút (virus), hỗ trợ điều trị cảm cúm và covid-19, để biết rõ cách sử dụng và liều lượng khi dùng, chúng tôi khuyên bạn cần có sự tư vấn của các bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa... Nếu bạn cần sự giúp đỡ hay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.
5. Người bị cảm cúm không nên ăn gì?
Các thức ăn cứng không thích hợp cho người đang mắc cảm cúm
Sau khi đã biết bị cảm cúm nên ăn gì, bạn cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm không có lợi đối với sức khỏe của bạn trong thời gian bị cúm. Các món ăn này bao gồm:
5.1. Thức ăn cứng
Bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm tương tự có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
5.2. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực tế, các thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp, chứa rất ít dinh dưỡng. Khi bạn bị cúm, cơ thể phải cố gắng tự chữa lành thương tổn. Do đó, điều quan trọng cần làm trong lúc này là hỗ trợ quá trình hồi phục bằng cách cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
5.3. Thức uống chứa cồn
Rượu, bia và các loại thức uống chứa cồn khác có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.
5.4. Cà phê và trà đặc
Dành cho thắc mắc sốt không nên ăn gì, thì đó chính là trà và cà phê. Tương tự thức uống chứa cồn, các đồ uống như cà phê, trà đặc hay soda cũng có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể bạn hao hụt nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, những loại thức uống này còn chứa nhiều đường.